Site Overlay

FDI là gì? Loại vốn này có quan trọng hay không?

Trong các hoạt động kinh doanh chúng ta thường nghe nói đến những khái niệm như là vốn lưu động, vốn tự thân và đặc biệt là khái niệm vốn FDI. Vậy bản chất FDI là gì? Loại vốn này hình thành như thế nào và nó có quan trọng hay không? Chúng ta sẽ cùng nhau đi khám phá mọi thắc mắc thông qua bài viết dưới đây nhé.

FDI là gì?

fdi là gì

Trước khi đi tìm hiểu FDI là gì chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ một vấn đề đó là yếu tố vô cùng quan trọng đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Một công ty, doanh nghiệp muốn hoạt động được thì ngoài nhân lực còn cần đến vốn. Vốn chính là khoản tiền bỏ ra để trang bị thống cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, nhân lực, hạ tầng…phục vụ cho mọi hoạt động của công ty đó diễn ra suôn sẻ.

Nguồn vốn này có thể bắt nguồn từ tiền túi của chính người sáng lập và cũng là người sở hữu công ty đó, có thể do nhiều thành viên cùng góp lại, có thể do nhà nước hỗ trợ giúp sức nhưng có một nguồn vốn đặc biệt quan trọng đối với một đất nước đang phát triển như chúng ta đó chính là vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ nghe cái tên thôi cũng đủ để biết về đặc thù của loại vốn này, đây là vốn do một cá nhân, tổ chức ở nước ngoài đầu tư vào công ty, doanh nghiệp, tập đoàn nào đó của Việt Nam.

FDI là gì? FDI là từ viết tắt của cum từ Foreign Direct Investment. Đây là hình thức đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam một cách trực tiếp, dài hạn của một cá nhân hay một đơn vị nào vào một đất nước khác. Họ sẽ thông qua việc xây dựng một cơ sở sản xuất, kinh doàng phù hợp với môi trường, xã hội của nước được đầu tư. Người nắm quyền điều hành mô hình kinh doanh, quản lý sản xuất để thu về lợi nhuận đó chính là người đầu tư.

Qua đó sẽ có khái niệm về vốn đầu tư, vốn đầu tư FDI là nguồn tiền được dùng để đầu tư trực tiếp từ nước này sang nước khác. Tùy theo tính chất dòng vốn mà nguồn vốn FDI có thể được phân chia, các dòng vốn đó là vốn vay nội bộ, vốn chứng khoán, vốn tái đầu tư. Hoặc nguồn vốn FDI cũng có thể được chia theo mục đích của từng nhà đầu tư như là vốn tìm kiếm hiệu quả, vốn tìm kiếm tài nguyên, vốn tìm kiếm thị trường.

Thực sự, đóng góp của nguồn vốn FDI đối với hoạt động kinh doanh, kinh tế của mỗi đất nước vô cùng quan trọng, nguồn vốn FDI cao đồng nghĩa với việc đất nước nhận đầu tư sẽ có nhiều điều kiện để phát triển hơn. Các lĩnh vực khác nhau của đời sống cũng nhờ thế mà được tăng cao, nâng lên ở một trình độ mới, tiến bộ hơn. Thu hút vốn FDI là điều mà bất cứ một công ty, doanh nghiệp nào cũng muốn thực hiện và chắc chắn sẽ thực hiện.

FDI có quan trọng hay không?

Chúng ta phải khẳng định với nhau một điều rằng FDI vô cùng quan trọng và nó đặc biệt quan trọng đối với một đất nước đang phát triển như chúng ta. Nguồn vốn FDI khi được đầu tư vào đất nước sẽ giúp cho đất nước đó có điều kiện tốt nhất phát triển nền kinh tế. Còn đối với đất nước chi vốn để đầu tư sang nước khác họ có được cơ hội quảng bá tốt, chứng tỏ được sức mạnh về nền kinh tế của nước mình, quan trọng hơn là thu về được khoản lợi nhuận không hề nhỏ chút nào.

Vai trò của FDI với nước đầu tư

Khi mà nước nào đó quyết định đầu tư cho một đất nước khác thì người đầu tư sẽ là người có quyền quyết định, quản lý, quyền điều hành nên họ hoàn toàn đủ sức đưa ra những quyết định mang đến lợi ích cao nhất cho bản thân họ, như vậy vừa đảm bảo tính hiệu quả của nguồn vốn đầu tư, lại vừa giúp nhà đầu tư có được thu nhập tốt.

Một đặc quyền nữa của nhà đầu tư đó lạ họ được phép chọn lựa đất  nước mà họ sẽ đầu tư vào thông qua việc nghiên cứu thị trường, nhân lực lao động, tài nguyên thiên nhiên,…Vì vậy họ toàn quyền được khai thác triệt để theo đúng quy định, văn hóa với mục đích nguồn vốn đầu tư có thể sản sinh ra nguồn lợi nhuận cao nhất. Thường họ sẽ chọn những thị trường lao động rẻ, có nguồn tài nguyên phong phú, thị trường tiêu thụ tiềm năng để đầu tư.

Bằng cách sử dụng hình thức FDI thì nhà đầu tư sẽ tránh được các khó khăn, phức tạp của mậu dịch thế giới, phí mậu dịch của mỗi nước nhận đầu tư.

Dù vậy, FDI vẫn mang đến một số hạn chế cho các nước đầu tư như là:

– Nước họ sẽ mất đi một khoản đầu tư vì đã có một khỏa đầu tư khác đã được đem đi sử dụng ở nước ngoài. Nếu như đất nước đó chưa thực sự mạnh về kinh tế thì đôi khi cũng gây ra khó khăn trong việc tìm nguồn vốn để phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho chính đất nước mình.

– Nếu như nước nhận đầu tư không may xảy ra xung đột vũ trang, có những thay đổi khác biệt trong chính sách đầu tư thì những doanh nghiệp FDI phải đối mặt với không ít thử thách, rủi do. Chính vì vậy mà các nhà đầu tư nên chọn đất nước nào có sự ổn định về chính trị để đầu tư là điều đúng đắn. Việt Nam là một trong số các quốc gia đáp ứng được mọi tiêu chí đó.

Vai trò FDI với nước nhận đầu tư

Đối với nước tiếp nhận đầu tư họ cũng nhận được không ít quyền lợi:

Nhờ có nguồn vốn FDI mà nước nhận đầu tư có thêm khả năng tài chính để phát triển kinh tế, đẩy cao kim ngạch xuất khẩu, tăng ngân sách thu, làm cho nền kinh tế đất nước phát triển mạnh mẽ và sớm hội nhập với thế giới.

Kết quả đầu tư vào doanh nghiệp có thành hay bại thì nước nhận đầu tư cũng chịu rủi ro, mất mát ít hơn so với nước đầu tư. Vì thế đây cũng là một ưu điểm vượt trội.

Ngoài việc có được nguồn vốn tốt thì các nước nhận đầu tư còn có cơ hội tiếp cận với nền khoa học công nghệ, với sự phát triển vượt bậc trong kỹ thuật sản xuất, chiến lược kinh doanh,…

Việc có thêm vốn, mở thêm nhiều công ty, doanh nghiệp sẽ là điều kiện tốt để vấn đề việc làm ở nước nhận đầu tư được giải quyết.

Dù vậy, nước nhận đầu tư sẽ phải đối diện với các khó khăn như:

  • Vấn đè tài nguyên thiên nhiên có thể bị cạn kiệt do khai thác quá mạnh.
  • Vấn đề bảo vệ môi trường, nguồn nước, không khí.
  • Những đất nước nào dùng vốn FDI quá nhiều, không có diều tiết gây mất cân bằng trong cơ cấu kinh tế.

Trên đây là những khái niệm FDI là gì, nguồn vốn FDI là gì cũng như chúng tôi đã phân tích cho các bạn về những điểm mạnh, hạn chế của việc đầu tư FDI.

nesanet.org – kinh doanh

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *