Site Overlay

Lạm phát là gì? Những nguyên nhân gây ra lạm phát

Bất cứ nền kinh tế của một quốc gia nào cũng đều có dấu hiệu của lạm phát. Tuy nhiên, mức độ lạm phát nhiều hay ít khác nhau tùy thuộc mỗi một quốc gia. Vậy lạm phát là gì, nguyên nhân gây ra lạm phát? Lạm phát có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới cuộc sống xã hội, của nhân loại? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu mọi đáp án thông qua bài viết dưới đây.

Lạm phát là gì?

Sự tăng trưởng của nền kinh tế mang tới cho nhân loại một nền tảng vững chắc để phát triển các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Các lĩnh vực đó như là văn hóa, giáo dục, y tế…Thế nhưng, trong nền kinh tế của một đất nước mà có dấu hiệu của lạm phát nó sẽ khiến cho đất nước đó gặp rất nhiều khó khăn. Lạm phát tức là các sản phẩm, dịch vụ hàng hóa sẽ có sự tăng liên tục không ngừng về mức giá bán chung theo thời gian, đồng thời là việc một loại tiền tệ nào đó mất đi giá trị ban đầu của nó.

lạm phát là gì

Như vậy lạm phát có nghĩa là mức giá chung của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tăng cao. Vì thế một đơn vị tiền tệ sẽ không còn mua được nhiều hàng hóa so với trước đây nữa. Nó phản ánh rằng sức mua của đồng tiền tệ đó đang bị suy giảm ở thời điểm mà lạm phát xảy ra. Người ta sẽ chia lạm phát thành 3 mức độ, đó là mức độ lạm phát tự nhiên chỉ số sẽ dưới 10%, còn mức độ lạm pháp phi mã sẽ từ 10% cho đến 1000%, còn ở mức độ trên 1000 %người ta sẽ gọi nó là siêu lạm phát. Trung bình các nước trên thế giới sẽ hầu hết phải đối mặt với tình trạng lạm phát từ dưới 5% trở xuống. Cũng có một số quốc gia tình trạng lạm phát lên đến mức báo động và nó trở thành siêu lạm phát khiến cho nền kinh tế của nước đó gặp rất nhiều khó khăn.

Chúng ta có thể lấy một ví dụ để hiểu rõ hơn về lạm phát là gì. Ngày trước, một đơn vị tiền tệ là 100 ngàn đồng bạn có thể mua được 10 cân gạo. Thế nhưng, đến nay với 100 ngàn đồng đó bạn chỉ mua được 5 kg gạo. Giá gạo tăng lên từ 10.000 đồng một cân thành 20.000 đồng một cân. Như vậy sức mua của 100 ngàn đồng đã bị giảm sút đi rất nhiều chỉ sau một thời gian. Và đó chính là một trong những biểu hiện của lạm phát.

Nếu như trở về thời kỳ hàng hóa trao đổi hàng hóa như trước đây, chúng ta có thể tưởng tượng tiền như là một hàng hóa để trao đổi. Loại hàng hóa nào có giá trị cao hơn thì sẽ đổi được lượng hàng hóa khác có giá trị thấp hơn, với số lượng lớn hơn. Đối với những quốc gia phát triển kém, không có điều kiện để sản xuất hàng hóa, dịch vụ mạnh mẽ, không cung ứng đủ cho thị trường tức là cung nhỏ hơn cầu thì đương nhiên giá bán chung sẽ tăng lên. Giá bán tăng lên đồng nghĩa với việc bạn phải bỏ thêm nhiều tiền để mua. Chúng ta không thể nào cầm một xấp tiền lớn để đi mua hàng hóa hay các dịch vụ ở trên thị trường. Vì thế, nhà nước đã phải in những loại tiền có mệnh giá to hơn để việc trao đổi diễn ra được thuận lợi. Chính vì vậy, chúng ta luôn thấy giá trị đồng tiền của Việt Nam thấp hơn nhiều so với giá trị đồng tiền đô la Mỹ. Bởi thực tế, đô la Mỹ là một loại đồng tiền rất có giá, được bảo chứng toàn cầu và có thể sử dụng để mua bán, trao đổi dịch vụ, hàng hóa ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thị trường nào.

Nguyên nhân gây lạm phát là gì?

Nếu như bạn hiểu rõ được các nguyên nhân gây ra lạm phát thì bạn sẽ hiểu được rõ hơn nữa bản chất của lạm phát là gì. Lạm phát xuất hiện do khá nhiều nguyên nhân khác nhau và những nguyên nhân này cần phải được khắc phục để hạn chế đi tình trạng lạm phát, không biến chúng trở thành siêu lạm phát hay lạm phát phi mã.

Lạm phát do cầu kéo

Chúng ta biết rằng quy luật của thị trường, giá trị sản phẩm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cung và cầu, tức là nhu cầu mua và khả năng cung cấp của nhà sản xuất. Khi nhu cầu của xã hội tăng lên về một mặt hàng, sản phẩm nào đó, hoặc dịch vụ nào đó thì đương nhiên giá thành của sản phẩm, dịch vụ đó cũng tăng lên. Xuất hiện tình trạng giá cả leo thang, những mặt hàng khác cũng có sự tăng liên tục về giá thành theo sản phẩm mà có nhu cầu sử dụng cao ban đầu.

lạm phát do cầu kéo

Lạm phát do cầu kéo chính là loại lạm phát mà do nhu cầu sử dụng của con người về các sản phẩm, dịch vụ tăng lên. Lấy một ví dụ đơn giản, như là nhu cầu mua nhà ở của con người ngày càng nhiều, dẫn tới việc các nhà đầu tư phải xây dựng nhiều hơn các công trình như chung cư, căn hộ để bán. Và muốn xây được các sản phẩm như vậy họ cần phải sử dụng tới rất nhiều nguyên vật liệu như sắt, thép. Nhu cầu mua nhà tăng cao nhưng sản phẩm nhà để bán cho thị trường lại không kịp đáp ứng vì vậy giá thành của mỗi căn hộ cũng tăng theo. Và như chúng tôi đã nói ở trên tình trạng giá cả leo thang sẽ xuất hiện. Người mua sắt, thép để xây dựng nhà cửa cũng tăng lên thì đồng nghĩa với việc giá thành của mặt hàng này cũng tăng, điều đó đã tạo nên lạm phát.

Lạm phát do cơ cấu

Một nguyên nhân nữa dẫn tới lạm phát rất phổ biến, đặc biệt là ở Việt Nam đó chính là lạm phát do cơ cấu. Hãy thử tưởng tượng một ngành kinh doanh nào đó đạt được hiệu quả cao, mang lại lợi nhuận cao thì họ sẽ tăng tiền công cho người lao động. Đó là điều đương nhiên và quyền lợi của người lao động được hưởng. Thế nhưng, chính vì những người lao động sẽ nhìn vào mức công của người khác mà có sự so sánh, so bì, đòi hỏi những doanh nghiệp khác cũng phải tăng lương theo. Cho dù doanh nghiệp đó có kinh doanh chưa đạt được hiệu quả cao đến mức như vậy. Và để đảm bảo được nguồn vốn cũng như khả năng chi trả cho người lao động mà những doanh nghiệp sản xuất yếu kém đó buộc phải tăng giá thành của sản phẩm khi bán ra thị trường. Việc làm đó chỉ để thu về nguồn lợi nhuận cao hơn và nó khiến cho lạm phát bị phát sinh.

Lạm phát do xuất khẩu

Xuất khẩu cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho lạm phát của một quốc gia tăng lên như đã nói ở trên, lạm phát do cầu kéo đã được thể hiện rất rõ thì việc xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài cũng làm cho tình trạng nền kinh tế dẫn tới hiện tượng cầu kéo. Như vậy, ví dụ như trước đây sản xuất nông nghiệp ở nước ta đủ để dùng trong nước, đáp ứng thị trường quốc nội và có dư giả để xuất khẩu ra nước ngoài. Thế nhưng, do việc quá lạm dụng xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp cho các quốc gia khác mà dẫn tới tình trạng ở trong đất nước chúng ta thiếu hụt  sản phẩm để cung ứng ra thị trường. Điều đó dẫn tới tình trạng cầu kéo như chúng ta đã nói ở phía trên. Khi cầu kéo xuất hiện thì đương nhiên lạm phát sẽ xuất hiện, mà nguyên nhân ban đầu là do xuất khẩu.

lạm phát do xuất khẩu

Lạm phát ngoài mức tự nhiên sẽ khiến cho nền kinh tế của một đất nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. chính vì thế hiểu rõ lạm phát là gì, ảnh hưởng cũng như nguyên nhân gây ra lạm phát mà mỗi cá nhân, tổ chức phải tự có ý thức cho mình để giúp đất nước tránh khỏi tình trạng này.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *