Site Overlay

Luật các tổ chức tín dụng như thế nào?

Ngày nay chúng ta thấy rằng có rất nhiều tất tổ chức tín dụng xuất hiện ở trong phạm vi đất nước Việt Nam với mục đích phục vụ các nhu cầu về tài chính cho con người, đồng thời cũng giúp các tổ chức này thu về một nguồn lợi nhuận không hề nhỏ. Tuy nhiên, để hoạt động thì những tổ chức đó cần phải tuân thủ đầy đủ luật các tổ chức tín dụng mà Nhà nước đã đề ra, đảm bảo hoạt động minh bạch, không có lừa lọc, lợi dụng người dân và góp phần cho nền kinh tế đất nước đạt tới tầm phát triển mới.

Phạm vi của luật các tổ chức tín dụng

luật các tổ chức tín dụng

Luật các tổ chức tín dụng được đề ra với phạm vi bao gồm những công việc như thành lập, hoạt động, tổ chức, tổ chức lại, kiểm soát đặc biệt, giải thể tổ chức tín dụng hoặc các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài của các tổ chức tín dụng một sốtổ chức nước ngoài khác đang tham gia hoạt động ở ngân hàng. Đối tượng để áp dụng với luật này bao gồm tất cả các tổ chức tín dụng, tất cả các văn phòng đại diện mà các tổ chức tín dụng xây dựng nên, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hay các tổ chức ngoài khác có hoạt động mạnh mẽ ở ngân hàng.

Trong quy định luật các tổ chức tín dụng còn áp dụng đối với các cá nhân hay tổ chức liên quan tới những hoạt động như là thành lập, tổ chức, kiểm soát hoặc giải thể tổ chức tín dụng.

Quy định về cung cấp thông tin

Trong quá trình hoạt động các tổ chức tín dụng cần phải minh bạch trong mọi thông tin của mình. Minh bạch ở đây không có nghĩa là phải công khai trong công chúng nhưng phải tuân thủ đầy đủ Pháp Luật. Các tổ chức tín dụng phải có trách nhiệm cung cấp thông tin như là việc tổ chức tín dụng. Hay các chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có sự thống nhất, rõ ràng khi cung cấp thông tin cho chủ tài khoản về một số vấn đề như là số dư trong tài khoản, thông tin về chủ tài khoản, giao dịch, thỏa thuận đối với chủ tài khoản.

Tất cả các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hay các tổ chức tín dụng đều phải tuân thủ đầy đủ nguyên tắc cung cấp thông tin liên quan đến những hoạt động kinh doanh của mình cho Ngân hàng Nhà nước. Các tổ chức tín dụng hay ngân hàng nước ngoài, bất cứ một chi nhánh nào đều có thể trao đổi thông tin với nhau về mọi hoạt động của tổ chức tín dụng đó.

Bảo mật thông tin

Bảo mật thông tin cũng là vấn đề được quy định rất rõ ràng trong luật các tổ chức tín dụng. Những cá nhân có tham gia vào tổ chức tín dụng, người quản lý, chi nhành ngân hàng nước ngoài hay các bộ phận quản lý phải tuyệt đối cam kết giữ bí mật về kinh doanh hay thông tin các tổ chức tín dụng ra bên ngoài, cho những bên không có quyền hạn, trách nhiệm.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có trách nhiệm tôn trọng và bảo mật mọi thông tin khách hàng, không được sử dụng thông tin đó cung cấp cho bên ngoài quyền hạn cũng không được phép dùng thông tin khách hàng để sử dụng vào mục đích cá nhân, những mục đích vi phạm pháp luật. Các thông tin đó bao gồm số tài khoản, các giao dịch, tài sản gửi, tiền gửi,…Tuy nhiên, trong trường hợp có giấy phép cũng như sự yêu cầu hợp pháp của các cơ quan chức năng phục vụ cho mục đích điều tra hay kiểm soát,…

Bảo vệ quyền lợi cho khách hàng

Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có sự đảm bảo đối với các quyền lợi cho khách hàng. Cụ thể đó là:

  • Các tổ chức tín dụng hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đảm bảo về an toàn, có chính sách bảo hiểm cho số tiền gửi. Điều này cũng được quy định cụ thể theo pháp luật của nhà nước. Các hoạt động nhằm bảo toàn, bảo hiểm cho tiền gửi của khác hàng cần được công khai ở chi nhánh và trụ sở chính.
  • Tạo ra điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng thực hiện mọi giao dịch gửi tiền hay rút tiền khi cần thiết. Vừa nhanh chóng lại hoàn tất các khoản gốc và lãi đúng thời hạn đã hợp đồng.
  • Trong những trường hợp không có yêu cầu của các cơ quan chức năng thì những người làm việc trong tổ chức tín dụng phải có trách nhiệm từ chối mọi hành vi khai thác, hỏi thăm về thông tin của khách hàng, đặc biệt là những trường hợp không có sự ủy quyền hay đồng ý của khách hàng theo quy định.
  • Khi khách hàng tìm tới các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì nhiệm vụ của nhân viên là phải tư vấn rõ ràng, cụ thể về các quyền hạn, nghĩa vụ, lãi suất một cách công khai cho khách hàng. Những vấn đề đó còn thay đổi, khác biệt tùy thuộc vào các sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức tín dụng cung ứng.
  • Để tránh gây thất thoát hay những sự cố ngoài ý muốn thì tổ chức tín dụng chỉ phục vụ khách hàng trong quảng thời gian mở cửa đã quy định. Ngoài thời gian đó nghiêm cấm moi hình thức tự ý thực hiện các gioa dịch phát sinh.

Giấy phép hoạt động

Trong luật các tổ chức tín dụng đã quy định và chỉ ra rất rõ ràng về từng điều khoản đối với việc xin giấy phép hoạt động đối với các tổ chức tín dụng này. Họ phải có giấy phép mới được đi vào hoạt động. Trong nội dung giấy phép phải thể hiện rõ được các yếu tố như trụ sở, chi nhánh ở đâu, văn phòng đại diện, số ngày cấp, vốn điều lệ, người đại diện, danh sách tỉ lệ góp vốn,…

Nếu như một tổ chức tín dụng hoạt động khi mà chưa tuân thủ đầy đủ các trình tự cấp giấy phép, giấy phép còn đang trong giai đoạn xét duyệt, thẩm tra thì đó là hành vi vi phạm pháp luật và chắc chắn sẽ bị xử lý nghiêm ngặt. Vì thế, tổ chức tín dụng cần tuân thủ các bước để hoàn thiện hồ sơ pháp lý cho mình.

Trên đây chúng tôi đã nhắc lại đôi điều về luật các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, trong luật còn có rất nhiều quy định, điều kiện khác đối với hoạt động của các tổ chức như vậy. Bạn cần tìm hiểu, nắm rõ để biết được quyền lợi mình sẽ có, trách nhiệm mình cần làm cũng như biết được cách lựa chọn tổ chức tín dụng đáng tin cậy cho mình.

nesanet.org

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *