Site Overlay

Tham khảo các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học

Các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học đang là vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Đây được hiểu là cách dạy học theo hướng tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Dưới đây, bài viết xin chia sẻ các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học.

 Phương pháp dạy học tích cực là gì?

Trước khi đi sâu tìm hiểu các phương pháp dạy học tích cực, bạn cần hiểu được nội hàm khái niệm này. Vậy phương pháp dạy học tích cực là gì?

Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được sử dung ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. “Tích cực” trong phương pháp dạy học được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động.

Theo đó, phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học. Có thể hiểu đây là hoạt động tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.

Tham khảo các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học
Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học

Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công.

Đây là một trong những định hướng đổi mới về phương pháp dạy học. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

 Tìm hiểu các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học

Phương pháp vấn đáp

Vấn đáp là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên. Qua quá trình vấn đáp, học sinh lĩnh hội được nội dung bài học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại phương pháp vấn đáp:

  • Vấn đáp tái hiện

 Giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Đây không được xem là phương pháp có giá trị sư phạm. Đó là biện pháp được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa các kiến thức vừa mới học.

  • Vấn đáp giải thích – minh hoạ

Mục đích của phương thức này là làm sáng tỏ một đề tài nào đó. Người giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe – nhìn.

  • Vấn đáp tìm tòi

Phương pháp này được hiểu là giáo viên sử dụng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Giáo viên tổ chức sự trao đổi ý kiến – kể cả tranh luận – giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trò với trò, nhằm giải quyết một vấn đề xác định.

 Phương pháp dạy học theo nhóm

Tham khảo các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học
Hoạt động nhóm là phương pháp dạy học tích cực được phổ biến hiện nay

Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học . Theo đó, học sinh của một lớp được chia thành các nhóm nhỏ, thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian cho trước và tự hoàn thành nhiệm vụ được giao. Kết quả của nhóm sẽ được trình bày trước lớp.Bạn có thể thành lập nhóm theo những tiêu chí dưới đây:

  • Nhóm gồm những người tự nguyện, có cùng hứng thú với nhau.
  • Sắp xếp ngẫu nhiên bằng cách gọi theo danh sách hoặc đếm số thứ tự.
  • Nhóm ghép hình phân chia bằng cách ghép 1 bức tranh hoặc tờ giấy lại.
  •  Các nhóm có chung đặc điểm là sinh theo tháng hoặc cùng ngày.
  • Nhóm cố định trong một thời gian dài
  • Nhóm có học sinh khá để hỗ trợ học sinh yếu.
  •  Phân chia theo năng lực học tập.
  • Phân chia theo dạng học tập.
  • Nhóm với các bài tập khác nhau.
  • Phân chia học sinh nam, học sinh nữ.

Tiến trình dạy học nhóm cụ thể như sau:

 Nhập đề và giao nhiệm vụ

 Làm việc nhóm: gồm các bước chuẩn bị, lập kế hoạch làm việc, thỏa thuận quy tắc làm việc, tiến hành giải quyết nhiệm vụ và chuẩn bị báo cáo.

 Trình bày kết quả và đánh giá, nhận xét.

Phương pháp dạy nhóm này giúp phát huy tính tích cực cũng như tính tự lực và trách nhiệm của học sinh, phát triển năng lực cộng tác làm việc cũng như năng lực giao tiếp.Đồng thời, dạy nhom cũng hỗ trợ quá trình học tập mang tính xã hội và tăng cường sự tự tin của học sinh, tao khả năng dạy học phân hoá cũng như hiệu quả học tập cao.

Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề

Theo chia sẻ của những chuyên gia giáo dục, trong xã hội hiện nay, việc phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành công trong cuộc sống. Chính vì thế, tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, không chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà phải được đặt như một mục tiêu giáo dục và đào tạo.

Thông thường, cấu trúc một bài học (hoặc một phần bài học) theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề thường như sau:

  •  Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức
  • Tạo tình huống có vấn đề
  •  Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh và vấn đề cần giải quyết
  •  Giải quyết vấn đề đặt ra
  • Đề xuất cách giải quyết và lập kế hoạch giải quyết;
  • Thực hiện kế hoạch giải quyết

Kết luận:

  •  Thảo luận kết quả và đánh giá
  •  Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra;
  • Phát biểu kết luận;
  •  Đề xuất vấn đề mới.

Phương pháp động não

Động não là phương pháp giúp học sinh nảy sinh ra nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó trong thời gian ngắn. Để có thể thực hiện phương pháp này, giáo viên cần đưa ra một hệ thống các thông tin làm tiền đề cho buổi thảo luận.

Cách tiến hành phương pháp động não như sau:

  • Giáo viên nêu câu hỏi, vấn đề cần được tìm hiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm.
  • Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.
  •  Liệt kê tất cả các ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy khổ to.
  •  Phân loại ý kiến.
  • Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng

Trên đây, bài viết vừa chia sẻ các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học. Hi vọng, những vấn đề vừa trình bày sẽ đem đến thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Theo gia sư lớp 3 tổng hợp

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *