Site Overlay

Thương mại điện tử là gì? Đặc trưng của thương mại điện tử

Ngày nay có hoạt động thương mại điện tử đang có sự phát triển mạnh mẽ, thay đổi không ngừng. Vậy Bạn đã bao giờ tự hỏi xem thương mại điện tử là gì hay chưa? Vai trò cũng như đặc điểm của thương mại điện tử đối với cuộc sống xã hội hiện nay như thế nào? Qua bài viết này http://nesanet.org sẽ giải thích mọi thắc mắc đó.

Khái niệm về thương mại điện tử

Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản thương mại điện tử chính là hình thức mà chúng ta mua, bán, giao dịch các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thông qua hệ thống máy tính được kết nối toàn cầu. Và thương mại điện tử không thể thiếu đi sự đóng góp to lớn thiết yếu của mạng lưới internet. Theo một số định nghĩa thì thuật ngữ thương mại điện tử có một nghĩa vô cùng rộng lớn, nó bao quát mọi vấn đề liên quan tới những quan hệ mang tính chất thương mại dù nó có được thể hiện trên hợp đồng hay không đi chăng nữa.

Còn những nội dung những quan hệ được gọi là mang tính chất thương mại sẽ bao gồm những hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ, các giao dịch mua bán hay cung cấp sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tốt, thỏa thuận để phân phối hoặc trở thành đại diện đại lý của thương mại, ủy thác hoa hồng, xây dựng các công trình kỹ thuật, công trình cho thuê dài hạn, đầu tư, cấp vốn, thỏa thuận khai thác, bảo hiểm hay ngân hàng…

Thông qua định nghĩa thương mại điện tử là gì như thế, chúng ta có thể thấy rằng khái niệm thương mại điện tử này rất bao quát và nó bao phủ tất cả các hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, mua bán, giao dịch sản phẩm hàng hóa. Trong khái niệm thương mại điện tử thì có hàng ngàn lĩnh vực được áp dụng, còn đối với chúng ta có lẽ chỉ nên hiểu một cách cơ bản nhất rằng thương mại điện tử là sự ghép nối giữa hoạt động mua bán, trao đổi sản phẩm dịch vụ hàng hóa với hệ thống mạng lưới máy tính internet. Như vậy, dù bạn buôn bán, giao dịch bất cứ một sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa nào với khách hàng, với đối tác, với người bán thông qua hệ thống máy tính, mạng internet nó đều được gọi là thương mại điện tử.

Ví dụ như bạn có một cơ sở để sản xuất quần áo cho trẻ em theo đúng quy định của pháp luật. Hoạt động kinh doanh của bạn diễn ra chủ yếu thông qua những website, mạng xã hội hay những kênh bán hàng trực tuyến khác. Người mua họ thông qua đó để tham khảo sản phẩm, trao đổi về sản phẩm một cách trực tuyến thông qua máy tính. Thực hiện các giao dịch gián tiếp, việc vận chuyển hàng hóa cũng như thanh toán sản phẩm giữa bạn và người mua đều thông qua máy tính, thông qua trung gian thì đó được gọi là thương mại điện tử.

Đặc trưng của thương mại điện tử

Tin liên quan

>>>FDI là gì? Loại vốn này có quan trọng hay không?

Là một hình thức thương mại mới, hiện đại, phù hợp với xu thế xã hội và sự tiến bộ của khoa học công nghệ như hiện nay thì thương mại điện tử cũng sẽ có những đặc trưng riêng để nhận biết. So với thương mại truyền thống thì thương mại điện tử có một số sự khác biệt như sau:

Giữa người bán và người mua không nhất thiết cần phải có sự quen biết. Thông thường thì trong thương mại truyền thống, bạn muốn mua một mặt hàng nào đó bạn phải gặp trực tiếp người bán để trao đổi, thương lượng về giá cả, tìm hiểu về sản phẩm và tiến hành các giao dịch của mình. Các giao dịch đều được thực hiện một cách trực tiếp như là bạn đưa tiền, người bán nhận tiền, viết hóa đơn, giúp vận tải hàng hóa nếu như khách hàng có yêu cầu và gửi báo cáo. Hầu hết mọi hoạt động đều diễn ra một cách trực tiếp giữa người bán và người mua. Thế nhưng trong thương mại điện tử thì lại khác, mọi người sẽ không cần phải biết nhau, không cần phải gặp trực tiếp. Mọi trao đổi về sản phẩm đều được tư vấn, được trò chuyện qua mạng lưới internet, các phương tiện điện tử dù bạn có ở cách xa nơi bán hàng ngàn km vẫn dễ dàng mua được sản phẩm. Việc vận đơn phụ thuộc vào các dịch vụ giao hàng trên cả nước, thanh toán thông qua các tổ chức tín dụng hoặc thanh toán tại nhà khi bạn nhận được sản phẩm. Chính vì thế nó mang đến rất nhiều tiện lợi.

Thương mại điện tử sẽ vượt xa phạm vi các quốc gia một . Ví dụ đơn giản đó là trong hoạt động trao đổi, giao dịch hàng hóa ngày xưa khi chưa có sự hỗ trợ của điện tử, của mạng lưới internet, các hệ thống máy tính người mua cần phải đi tới những nơi phân phối sản phẩm dịch vụ. Thế nhưng, do khoảng cách địa lý cũng như điều kiện di chuyển mà chúng ta bị hạn chế rất nhiều. Bạn không thể nào dễ dàng đi từ Bắc vào Nam chỉ để mua một bộ quần áo, hoặc cũng không thể nào mua vé máy bay để sang tại nước ngoài mua một sản phẩm nào đó mình yêu thích.

Nhưng điều này lại hoàn toàn có thể làm được chỉ trong vài phút hoặc vài giờ đồng hồ nhờ  thương mại điện tử. Phương pháp này cho phép bạn giao dịch nhanh chóng hơn, tiếp cận với người bán, người mua trong thời gian ngắn nhất. Chỉ cần ngồi ở nhà, có hệ thống máy tính kết nối mạng internet thì mọi thứ diễn ra thật thuận lợi. Thậm chí bạn có thể mua hàng ở bất cứ một quốc gia nào khác mà không cần phải gặp khó khăn đối với việc mua vé máy bay, làm hộ chiếu. Và giá thành cũng được giảm thiểu đi rất nhiều nếu như bạn mua bán qua mạng. Như vậy thương mại điện tử đã vượt xa phạm vi của một quốc gia, nó là sự liên kết tới toàn thế giới.

Sự khác biệt giữa thương mại truyền thống và thương mại điện từ đó chính là việc sử dụng mạng lưới thông tin. Đối với thương mại truyền thống người ta chỉ sử dụng mạng lưới thông tin để làm cơ sở trao đổi các dữ liệu cần thiết. Nhưng đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin lại là thị trường chính. Ở đây diễn ra mọi hoạt động trao đổi, tư vấn, thỏa thuận, thương lượng với giá cả, đưa đến thống nhất về giao dịch, thậm chí là thanh toán thông qua mạng lưới thông tin này.

Thương mại điện tử trong giao dịch sẽ bao gồm ít nhất là 3 chủ thể. Một là bên bán, hai là bên mua, ba là bên cung cấp các dịch vụ mạng hoặc những cơ quan chứng thực. Chưa kể đến một số giao dịch cần phải có sự hỗ trợ của đơn vị vận chuyển hàng hóa. Đây là một trong những đặc trưng dễ nhận biết của thương mại điện tử. Và chủ thể không thể thiếu, giữ vai trò vô cùng quan trọng đó chính là người cung cấp các dịch vụ mạng để mạng có thể kết nối giữa người bán với người mua. Đồng thời tạo ra thị trường hoạt động mạnh mẽ như bây giờ.

Một trong những biểu hiện rất tích cực của thương mại điện tử ở Việt Nam ngày nay đó chính là việc bán hàng trực tuyến thông qua các website, những trang mạng xã hội như Facebook, Zalo hay các kênh bán hàng trực tuyến khác. Hoạt động này diễn ra mang lại nhiều thuận lợi cho cả người bán và người mua, dù bạn có ở khoảng cách xa bao nhiêu, có bận rộn đến thế nào cũng dễ dàng tìm được các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với mình. Người bán thì dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn, quảng bá sản phẩm rộng rãi, lại tiết kiệm kinh phí.

Trên đây là khái niệm thương mại điện tử là gì. Hi vọng rằng sau bài viết này bạn sẽ hiểu được bản chất của khái niệm đó cũng như biết cách để góp phần làm cho ngành thương mại điện tử ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *