Site Overlay

Ngành hộ sinh là gì, chương trình đào tạo ngành Hộ sinh

Ngành hộ sinh là một trong những ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe với vai trò đỡ đẻ cho các  sản phụ ở bệnh viện, họ được gọi là y tá hoặc nữ hộ sinh.

Hộ sinh là người đỡ đẻ

Trong lĩnh vực giáo dục Hộ sinh là một ngành đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân của các trường đại học hoặc cao đẳng trên toàn quốc ví dụ như Đại học Y Hà Nội, Đại học Y dược Hải Phòng Học viện Y Dược cổ truyền,  Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn…

Như chúng ta đã biết sinh đẻ là lẽ tự nhiên. Người ta thường nói con cái là lộc của trời cho, vì thế làm mẹ luôn là thiên chức cao cả mà ai cũng mong muốn. Hơn nữa trong bối cảnh Việt Nam là một quốc gia có cơ cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi sinh đẻ lớn. Hằng năm có khoảng 1.000.000 trẻ em được sinh ra. Cùng với đó là chính sách nới lỏng dân số của chính phủ. Mặt khác khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngay được nâng cao, sẽ không còn chuyện phụ nữ tự sinh đẻ tại nhà như trước, thay vào đó họ thường tìm đến những bệnh viện lớn nơi có những đội ngũ bác sĩ giỏi cùng với y tá tận tình để quá trình chuyện dạ sinh của mình thuận lợi hơn, tạo bước đệm để bà con phát triển tốt nhất về thể chất lẫn tinh thần.

Đó là lý do mà người ta nói ngành học Hộ sinh ngày càng lên ngôi, sinh viên tốt nghiệp từ ngành này có thể tự tin là không phải thất nghiệp, ra trường có thể xin việc làm tại những bệnh viện lớn ở khắp nơi trên cả nước hoặc các trung tâm khám chữa bệnh hay các trung tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Nữ hộ sinh có vai trò như thế nào?

Nữ Hộ sinh có vai trò khác nhau phụ thuộc vào đơn vị họ công tác, từ bệnh viện, trạm y tế tuyến tỉnh trung ương, huyện,…Tuy nhiên công việc chung của họ đều là tư vấn cho sản phụ trước trong và sau khi sinh đồng thời chăm sóc họ từ lúc nhập viện cho đến khi sinh con thành công. Trong quá trình đó họ sẽ là người trực tiếp phát hiện những diễn biến mới nhất của sản phụ để thông báo cho bác sĩ đồng thời là người giao tiếp động viên tinh thần giúp họ vượt qua các cơn đau.

Vai trò của ngành Hộ sinh

Ngoài ra họ có thể thay điều dưỡng nhắc nhở  việc uống thuốc hoặc thực hiện những biện pháp giữ gìn vệ sinh cơ thể đảm bảo sức khỏe. Họ cũng có thể hướng dẫn sản phụ cách cho con bú, cách pha sữa cho con cũng như cách bảo quản sữa để nó không bị biến chất dinh dưỡng. Không những thế nữ hộ sinh còn có nhiệm vụ tư vấn giáo dục việc chăm sóc sức khỏe cho các chị em phụ nữ hoặc những trẻ em dưới năm tuổi. Nếu có thể  họ sẽ tham gia vào các chương trình tuyên truyền chính sách dân số chính sách kế hoạch hóa gia đình chẳng hạn như sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, hút điều hòa kinh nguyệt, cách đặt vòng hoặc cách đặt dụng cụ tránh thai biện pháp đề phòng viêm nhiễm phụ khoa,…

Chương trình đào tạo ngành hộ sinh

Khi theo học ngành hộ sinh sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về đại cương kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành

Ở phần đại cương các bạn sẽ được dạy các môn học như triết học Mác-Lênin chủ nghĩa xã hội khoa học kinh tế chính trị Mác-Lênin,  Đường lối cách mạng đảng Cộng sản Việt Nam tư tưởng,… Đây là những môn học bắt buộc ở bậc Đại học, Cao đẳng, nó là nên tảng tư tưởng và lý luận cho việc công tác sau này.

Sau khi học xong kiến thức đại cương sinh viên sẽ được học phần kiến thức cơ sở. Đó là những cấu tạo về cơ thể ngườ,i những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe, các biện pháp cải thiện; sau đó sẽ được tìm hiểu sâu về phần kiến thức chuyên ngành hộ sinh. Ở phần này các bạn sẽ được học về hệ thống giải phẫu sinh sản trong thể trạng bình thường và thể trạng bệnh lý.

Ngoài ra sinh viên sẽ được học tin học ứng dụng tiếng anh chuyên ngành để có thể tự tin làm việc trong môi trường quốc tế đây hội nhập và năng động.

Nữ hộ sinh làm công việc gì

Như đã nói vai trò của nữ hộ sinh khác nhau tùy thuộc vào nơi họp công tác tuy nhiên những công việc chủ yếu của họ đều:

  • Tiếp nhận các sản phụ sau đó hướng dẫn họ làm các thủ tục hành chính trước lúc lên bàn mổ.
  • Thực hiện các bước khám thai ban đầu chuẩn bị những dụng cụ đỡ đẻ cần thiết cho bác sĩ và theo dõi sát sao quá trình thiện xạ của họ nếu có gì bất thường cần phải báo cáo kịp thời ngay.
  • Tự thực hiện những ca đẻ thương và phụ giúp bác sĩ trong các ca khó.
  • Thực hiện đúng và đủ các đi lệnh của bác sĩ đồng thời theo dõi tình trạng sức khỏe của họ sau sinh.
  • Thực hiện nghiêm các chỉ thị của trưởng khoa hay cấp trên giao phó.
  • Nữ Hộ sinh còn phải tham gia nghiên cứu khoa học tại cơ quan mình công tác; hướng dẫn cho những sinh viên thực tập về nghề nghiệp cụ thể sau này.

Nữ hộ sinh cần có những tố chất gì?

Làm việc gì cũng vậy không có những phẩm chất đạo đức và những nguyên tắc nhất định thì không thể thành công. Với nghề liên quan đến tính mạng sức khỏe của con người như hộ sinh những tố chất cần có là:

Lòng nhân hậu và tình yêu thương: Lòng nhân hậu và tình yêu thương dường như là cái đức tính cần thiết của mỗi người cách riêng với những người làm nghề hộ sinh. Bởi lẽ một bà mẹ mang cùng lúc hai sinh mệnh nếu không vì tình yêu thương thì có thể sẽ tước đoạt đi quyền sống của người khác một cách tàn nhẫn. Chỉ khi người ta có tình yêu thương thì người ta mới có thể làm việc từ tận đáy lòng  sản phụ như chính người thân, ruột thịt máu mủ của mình thì lúc đó người ta làm việc có trách nhiệm và thực hiện tốt nghĩa vụ hơn.

Giỏi chuyên môn: Tất nhiên rồi bất kỳ một ngành nghề gì cũng vậy nếu không giỏi thì không thể tồn tại lâu dài được. Riêng ngành hộ sinh chỉ vì thiếu một hiểu biết nhỏ cũng có thể khiến người ấy đi xa mãi mãi.

Dũng cảm quyết đoán: Một quyết định đúng đắn trong 1s có thể cứu sống một người và ngược lại, đó là lý do mà nữ sinh cần có tấm lòng dũng cảm và sự quyết đoán nhanh,…

Tóm lại ngành Hộ sinh được mệnh danh là nghề liên quan đến việc giữ gìn và ghi trọn những khoảnh khắc của các em bé chào đời, đây là một ngành được đánh giá có nhiều tiềm năng trong những năm tới.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *