Site Overlay

Aptomat là gì? Cách phân loại Aptomat

Một trong rất nhiều các loại thiết bị điện mà chúng ta vẫn thường nghe nhắc tới đó chính là Aptomat. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của nó. Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu định nghĩa Aptomat là gì, cách phân loại Atomat hiện nay.

Aptomat là gì?

Tin liên quan

>>Cấu tạo máy phát điện và nguyên lý hoạt động của chúng

Bắt nguồn từ tiếng Nga, Aptomat là từ ngữ có nguồn gốc khá lâu và khi sang tiếng Anh nó được gọi là Circuit Bkeaker. Chức năng của một chiếc Aptomat đó chính là sử dụng để giúp ngắt các mạch điện một cách tự động, nó tránh làm hư hỏng thiết bị điện, bảo vệ hệ thống điện khi có hiện tượng ngắn mạch hoặc sụt áp diễn ra. Và ngoài ra, để bảo vệ các mạch điện, thiết bị điện Aptomat còn có công dụng dùng để đóng ngắt mạch, tuy không thường xuyên khi chúng ở chế độ làm việc bình thường nhất.

aptomat là gì

Hiểu theo nghĩa thông thường, Aptomat là một thiết bị đóng, cắt nguồn điện. Với chức năng chính là bảo vệ quá tải và ngắn mạch dòng điện trong hệ thống điện. Còn trong kỹ thuật thì Aptomat là gì? Là một khí cụ điện được sử dụng để đóng, cắt không thường xuyên các mạch làm việc ở chế độ bình thường.

Nhiều người khi lựa chọn các thiết bị điện thường bị nhầm lẫn giữa Aptomat và cầu dao. Bởi hai thiết bị này có nhiều điểm tương đồng cả về công năng sử dụng lẫn thiết kế.

Cầu dao điện có chức năng chính là dùng để đóng ngắt mạch điện bằng tay. Thiết bị này giúp cho hệ thống điện trở lại được điều kiện bình thường. Còn Aptomat là thiết bị để bảo vệ nguồn điện.

Cấu tạo của Aptomat

cấu tạo của attomat

Một chiếc Aptomat có cấu tạo khá phức tạp, nó không chỉ đơn giản như một chiếc máy biến áp mà bất cứ ai cũng có thể chế tạo ra được. Dưới đây là các bộ phận chính của một chiếc Aptomat đạt tiêu chuẩn:

Bộ tiếp điểm

Trong một chiếc Aptomat thường có hai cấp tiếp điểm được chế tạo để đảm bảo chúng có thể hoạt động. Đó là tiếp điểm chính và hồ quang, cũng có một số loại Aptomat có đến 3 cấp tiếp điểm đó là cấp tiếp điểm chính, phụ và hồ quang.

Một tiếp điểm sẽ đóng trước khi bạn đóng mạch, đó chính là tiếp điểm hồ quang. Tiếp đến sẽ là điểm phụ rồi đến điểm chính được đóng lại. Ngược lại khi cắt mạch, nó sẽ làm cho điểm chính mở trước rồi mới đến điểm phụ và điểm hồ quang. Nhiệm vụ của điểm hồ quang là bảo vệ điểm chính để dẫn điện bằng cách nó chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang mà thôi. Tiếp điểm phụ là phần sẽ ngăn chặn sự cháy lan từ hồ quang và làn hư hỏng cho tiếp điểm chính.

Hộp dập hồ quang

Nếu như muốn dập được hồ quang trong khi chúng làm việc ở tất cả các lưới điện thì Aptomat cần có thêm bộ phận dập hồ quang. Hiện nay có hai kiểu dập hồ quang chính là kiểu hở và kiểu nửa kín. Đối với loại nửa kín nó sẽ được sử dụng để đặt trong một chiếc vỏ CB kín và có thêm phần lỗ thoát khí. Dòng điện có thể sử dụng của kiểu này để cắt không quá 50KA. Còn những dòng điện cắt lớn hơn con số 50KA hay với điện áp lớn hơn 1000V, tức là điện cao áp thì người ta sẽ dùng kiểu hở.

Ở thiết kế tại các buồng hồ quang thông thường, người ta sẽ lựa chọn các thấp thép rồi xếp thành lưới ngăn. Điều đó giúp cho việc dập tắt hồ quang dễ hơn khi chúng được chia thành nhiều đoạn ngắn riêng biệt. Phần dập hồ quang này vô cùng quan trọng đối với một Aptomat.

Cơ cấu truyền động cắt Aptomat

Một chiếc Aptomat còn có thêm cơ cấu chuyển động cắt. Sẽ có hai cách cắt đó là bằng cơ điện và bằng tay. Với những dòng điện có định mức thấp hơn 600A thì các Aptomat sẽ được sử dụng với điều khiển bằng tay. Trường hợp điều khiển bằng điện từ sẽ được thực hiện khi mà chúng ứng dụng trên các CB có dòng điện lớn tới 1000A.

Để thuận tiện cho việc điều khiển bằng tay cũng như là tăng cường lực thì sẽ có thêm một tay dài phụ, chúng hoạt động trên nguyên lý của đòn bẩy. Bên cạnh đó cũng khôn thể nào phủ nhận được vai trò của những cách điều khiển cùng khí nén hoặc động cơ điện.

Móc bảo vệ

Aptomat sẽ tự động cắt bởi móc bảo vệ, hay nó còn được gọi là cách phần tử bảo vệ. Khi mà có các sự cố như ngắn mạch hay sụt áp thì các móc bảo vệ sẽ được kích hoạt, phát huy vai trò của mình. Với những thiết bị điện và muốn bảo vệ chúng thì cần phải dùng tới móc bảo vệ cực đại.

Móc bảo vệ kiểu rơ-le nhiệt là bộ phận có kết cấu khá đơn giản. Nó bao gồm các phân tử nối tiếp với mạch chính và được nung nóng. Khi dòng điện đi qua thì tấm kim loại sẽ nhả móc ngắt tiếp điểm bằng cách giãn nở. Thế nhưng nó có một nhược điểm là quán tính nhiệt khá lớn.

Móc bảo vệ thấp áp thì mắc song song cuộn hút với mạch điện chính, lực hút của cuộn hút giảm sẽ yếu hơn khi mà điện áp thấp. Lò xo 3 và 4 bị kéo lên, lò xo 6 tiếp điểm Aptomat. Và để đạt được hiệu quả tối đa nhất thì người ta sẽ lựa chọn cách kết hợp giữa rơ le nhiệt và móc điện từ trong một Aptomat. Loại Aptomat này có thể dùng ở dòng điện có định mức 600A.

Phân loại Aptomat

Thiết bị Aptomat được chia ra thành nhiều chức năng. Và mỗi chức năng lại được thiết kế khác nhau.Do vậy, Aptomat là gì thì đã được phân tích ở mục trên, còn dưới đây là các loại Aptomat.

phân loại attomat

Để phân loại Aptomat thì cần dựa vào chức năng của từng loại cụ thể. Thông thường sẽ có các loại Aptomat như sau:

Loại bảo vệ dòng điện hay còn gọi là MCB: Aptomat này được chế tạo với tính năng duy nhất là bảo vệ dòng điện. Với dòng điện làm việc định mức thường không quá 100A ở điện áp dưới 1000V. Loại này được sử dụng rộng rãi trong mạng điện dân dụng, từ văn phòng cho tới nhà ở.

Loại bảo vệ điện áp hay còn gọi là RCCB: Đây là một loại Aptomat với tính năng cơ bản là chống dòng điện rò. Hay còn được gọi là Aptomat chống giật. Người sử dụng thường hay nhầm lẫn giữa Aptomat này với loại MCB ở trên vì không có tính năng bảo vệ quá dòng điện.

Loại thứ ba là Aptomat cả bảo vệ dòng và bảo vệ điện áp, hay còn có tên gọi là RCBO. Loại Aptomat này được chế tạo vừa có tính năng chống dòng điện rò, đồng thời có thêm tính năng bảo vệ quá tải. Bởi vậy, loại này thường có giá thành cao hơn so với các loại Aptomat thông thường.

Để có thể lựa chọn được  thiết bị tốt nhất cho gia đình. Bên cạnh việc hiểu rõ Aptomat là gì? thì cần phải tìm hiểu các thông số kỹ thuật, chức năng của từng loại cho phù hợp.

Ngoài việc lựa chọn Aptomat theo mục đích sử dụng, các điều kiện nêu trên. Thì người tiêu dùng nên lựa chọn những thiết bị có rõ nguồn gốc xuất sứ rõ ràng. Đồng thời cần lựa chọn thiết bị có thương hiệu để đảm bảo việc sử dụng được hiệu quả, an toàn.

Muốn lựa chọn được một chiếc Aptomat tốt thì nó phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng, phù hợp với nguồn điện hay các thiết bị điện. Các tiêu chí không thể bỏ qua như là: dòng điện quá tải, dòng điện tính toán để đi trong mạch, tính thao tác có chọn lọc.

Trong quá trình chúng ta lựa chọn Aptomat cần dựa vào những đặc tính làm việc mà phụ tải Aptomat thể hiện. Không được phép cắt khi à quá tải ngắn hạn xảy ra thường xuyên trong điều kiện làm việc không có gì bất thường. Khi chọn Aptomat thì điều quan trọng là dòng điện định mức của móc bảo vệ luôn luôn lớn hơn dòng điện trong tính toán của mạch.

Các yêu cầu để thỏa mãn cho một Aptomat chất lượng là:

  • Chiếc Aptomat đó có chế độ làm việc dài hạn, bền bỉ. Đồng nghĩa với việc chỉ số dòng điện định mức chạy qua Aptomat có thể kéo dài bao lâu cũng được.
  • Khi chỉ sốn dòng điện ngắn mạch lớn hơn thì Aptomat vẫn có thể ngắt điện. Khi đã ngắt đi dòng điện ngắn mạch đó Aptomat phải đủ tiêu chuẩn để trở về làm việc tốt trong trị số dòng điện định mức.
  • Muốn các thiết bị điện có tính ổn định về nhiệt cũng như động điện thì Aptomat cần phải có thời gian cắt trong thiết bị bé, như vậy những tác động của dòng điện ngắn hạn gây ra sẽ được hạn chế tối đa.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu khái niệm Aptomat là gì cũng như việc nghiên cứu về cấu tạo cơ chế hoạt động của một Aptomat. Khi chọn mua thiết bị an toàn này chúng ta cần để ý tới các thông số và tiêu chí mà chúng tôi đã đề cập phía trên để có được sự lựa chọn sáng suốt nhất.

nesanet.org

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *