Site Overlay

Cấu tạo máy phát điện và nguyên lý hoạt động của chúng

Máy phát điện là một thiết bị thường xuyên được ứng dụng trong cuộc sống của chúng ta. Rất nhiều người đang tò mò về cấu tạo của máy phát điện và chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu điều đó thông qua bài viết dưới đây.

Một máy phát điện phải có các bộ phnaj cấu tạo mới có thể hoặt động, mỗi bộ phận đó có một chức năng, cơ chế tác động khác nhau. Dưới đây là cấu tạo cơ bản nhất của một máy phát điện hoàn chỉnh.

Động cơ

Động cơ là bộ phận quan trọng, nó được xem là năng lượng đầu vào của máy phát điện theo cơ học. Nếu như động cơ lớn thì sản lượng điện tối đa sản sinh ra cũng lớn hơn. Có rất nhiều yếu tố để chúng ta đánh giá một động cơ của máy phát điện, các thông số kỹ thuật sẽ quyết định việc bảo trì ra sao, máy phát điện hoạt động với công suất như thế nào,…

động cơ máy phát điện

Máy phát điện không chỉ chạy bằng một loại nguyên liệu duy nhất, nó có thể sử dụng xăng, propan, diesel hoặc khí thiên nhiên. Với những máy phá điện dùng động cơ nhỏ thì chúng thường chạy bằng xăng còn với động cơ lớn hơn thì bằng những nguyên liệu khác. Nếu như không có động cơ thì chắc chắn máy phát điện không thể hoạt động.

Máy phát điện xoay chiều

Máy xoay điện hai chiều cũng là một phần không thể thiếu của một chiếc máy phát điện. Đây là một bộ phận bao gômg các bộ phận tĩnh và những phần có thể di chuyển được. Để tạo ra điện, các bộ phận đó sẽ làm việc với nhau, tạo ra chuyển động giữa từ trường và điện một cách tương đối.

Các bộ phận cả máy phát điện xoay chiều là phần cảm, phần man châm vĩnh cửu, phần cứng, bộ kích thích, roto. Trong cấu tạo này thì vỏ máy có thể làm bằng kim loại cũng có thể làm bằng nhựa, kim loại thì bền hơn, vỏ nhựa nhanh hỏng nhưng lại nhẹ hơn. Ổ bi thường được ưa chuộng hơn nhiều so với ổ kim, tuổi thọ cũng đạt mức cao hơn.

Hệ thống nhiên liệu

Như đã nói ở trên, máy phát điện chạy bằng các nhiên liệu, chính vì thế mà không thể nào thiếu đi được hệ thống nhiên liệu. Đối với một chiếc máy phát điện thông thường thì bình nhiên liệu sẽ đủ lớn để chứa giúp máy hoạt động được từ 6 cho đến 8 tiếng đồng hồ. Tùy vào động cơ lớn hay nhỏ mà bình chứa nhiên liệu đó cũng có sự tương thích. Riêng với thiết kế của máy phát điện thương mại nó còn thường được trang bị thêm một bình chứa ở bên ngoài nữa để đảm bảo cung cấp nhiên liệu tốt hơn.

Đương nhiên, hệ thống nhiên liệu cần đảm bảo các yếu tố như đúng tiêu chuấn về kỹ thuật ống nối giữa bình chứa nhiên liệu dẫn tới động cơ, có thêm ống thông gió bình nhiên liệu. Ống thông gió này có tác dụng giảm áp lực, tránh gây hỏa hoạn. Bên cạnh đó, hệ thống nhiên liệu còn phải có kết nối tràn từ các đường ống đến bồn chứa nhiên liệu, có thêm bơm nhiên liệu để tạo áp lực vừa đủ, kim phun và quan trọng nữa là bình lọc nhiên liệu.

Ổn áp

Trong một máy phát điện không thể nào thiếu đi ổn áp. Đây là bộ phận quan trọng nó có chức năng quy định nguồn điện đầu ra của máy. Mỗi một cấu thành nhỏ trong ổn áp đều có vai trò không thể thiếu. Ổn áp sẽ chuyển đồi thành dòng điện một chiều từ dòng điện xoay chiều. Nó còn có thêm chức năng làm biến đổi điện áp đầu ra thành điện áp xoay chiều. Cuộn dây kích thích có chức năng chuyển dòng điện một chiều sang loại dòng điện hai chiều AC. Các cuộn dây kích thích này được kết nối với các chỉnh lưu quay để tạo ra dòng điện xoay chiều nhỏ.

mạch ổn áp của máy phát điện

Trong ổn áp còn có thêm bộ chỉnh lưu quay và chúng cũng có tác dụng biến đổi thành dòng điện xoay chiều từ dòng điện một chiều, tạo ra một trường điện từ. Chu kỳ này cứ tiếp diễn cho đến khi máy phát điện có đủ khả năng tạo ra điện áp cho đầu ra có mức tương đương với chức năng điều hành trọn vẹn của nó.

Hệ thống làm mát

Nếu như máy phát điện không có hệ thống làm mát thì nó sẽ không hoạt động được cũng gây ra không ít nguy hiểm. Động cơ khi hoạt động sẽ sinh ra nhiệt và điều mà chúng ta cần làm đó là dùng hệ thống làm lạnh này để làm mát, nó còn có chức năng thông gió, thu lại tất cả nhiệt đã được sinh ra trong quá trình máy phát điện gây ra. Điều đó tăng tuổi thọ cho máy, để máy phát điện hoạt động trong nhiều giờ mà không có bất cứ ảnh hưởng nào.

Có rất nhiều thứ người ta dùng vào trong hệ thống làm mát này như là nước lạnh hay hydrogen. Chất này giúp  cho các cuộn dây stato được làm nguội, hấp thụ nhiệt từ máy phát rồi tản chúng ra ngoài dễ dàng. Đói với những chiếc máy sử dụng nước để làm lạnh thì thường xuyên phải kiểm tra mức nước, thay nước khi đã cạn. Không nên sử dụng nước bẩn tránh làm hư hỏng máy phát điện ngoài ý muốn.

Hệ thống xả

Cũng không khác bất cứ một loại khí thải từ động cơ ga hay diesel nào khí thải từ một máy phát điện khi sản sinh ra do động cơ cần được đưa ra ngoài. Và đó là lý do mà hệ thống xả cũng trở thành một bộ phận cấu tạo không thể thiếu của máy phát điện. Đương nhiên, khí thải đó khi đưa ra ngoài cần được xử lý triệt để, tránh gây độc hại cho con người, làm ô nhiễm môi trường.

Thông thường thì ống xả khí thải sẽ được chế tạo từ các chất liệu như là là thép, sắt rèn, gang. Chúng có độ bền cao, có khả năng chịu được nhiệt độ và không bị ăn gỉ. Với sự kết nối linh hoạt, ống xả nên được gắn với động cơ, hạn chế tối đa độ rung, giảm đi sự thiệt hại cho hệ thống xả này. Phần ống xả được dẫn đi ra ngoài trời, khí thải đã qua quá trình xử lý thì mới bảo vệ được môi trường sống.

Hệ thống bôi trơn

Thêm một bộ phận cấu tạo nữa của máy phát điện chính là hệ thống bôi trơn. Như đã nói thì một máy phát điện sẽ bao gồm cả những bộ phận chuyển động bên trong. Hệ thống bôi trơn sẽ giúp chúng hoạt động êm ái, bền bỉ, trơn tru hơn so với việc bạn để khô. Trong một chiếc máy bơm nhỏ, lượng dầu lưu trữ được để trong hệ thống bôi trơn này và nó cung cấp cho toàn bộ hệ thống lượng dầu cần thiết để những chuyển động diễn ra suôn sẻ. Nên kiểm tra định kỳ hệ thống để thay dầu khi đã sử dụng khoảng một thời gian.

Nguyên lý hoạt động của máy phát điện

Mất điện đột ngột là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất hoạt động của doanh nghiệp. Trong những tình huống bất ngờ này, một chiếc máy phát điện sẽ là “cứu tinh”, duy trì hoạt động ổn định cho doanh nghiệp. Máy phát điện từ trường là loại máy được sử dụng bằng các loại tác động như cơ năng, nhiệt năng, dòng nước, nhằm tạo ra điện 220v sử dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Trên thị trường hiện có rất nhiều loại máy phát điện như máy phát điện Honda, Saiko, Bamboo,…được sử dụng rộng rãi. Nhưng để máy vận hành được lâu dài, bảo dưỡng kĩ thì cần phải biết về hoạt động của nó. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu một số mẫu máy phát điện phổ biến nhất hiện nay và giá thành của nó.

– Đầu tiên, về cấu tạo chung, máy phát điện bao gồm 2 bộ phận chính: Phần cảm và phần ứng.

+ Phần cảm (Roto): là bộ phận tạo ra từ trường hay dễ hiểu hơn là “phần quay”;

+ Phần ứng (Stato): là bộ phận tạo ra suất điện động cảm ứng còn gọi là “phần đứng yên”.

– Nguyên lý hoạt động của máy phát điện được hiểu nôm na là: Khi roto quay làm cho từ trường qua cuộn dây biến thiên sẽ tạo ra từ thông (cảm ứng từ đi qua điện tích vòng dây stato) biến thiên, từ đó tạo suất điện động cảm ứng và tạo ra điện.

Như vậy máy phát điện chỉ cần tạo lực để làm phần “roto” quay sẽ tạo ra điện. Từ nguyên lí đó, các nhà sản xuất đã tạo ra nhiều loại máy phát điện chạy bằng các loại năng lượng khác nhau như đầu nổ, sức nước (củ điện nước), sức gió…

Chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu cấu tạo máy phát điện bao gồm những bộ phận nào, cơ chế hoạt động của máy phát điện. Trên thị trường hiện nay, hai loại máy phát điện phổ biến và được ưa chuộng nhất là máy phát điện chạy bằng đầu nổ và máy phát điện chạy bằng sức nước.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *